Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NỒI CƠM ĐIỆN - VIETCERT


 THỦ TỤC NHẬP KHẨU NỒI CƠM ĐIỆN

                                                     

PHẦN 1 : THỦ TỤC NHẬP KHẨU NỒI CƠM ĐIỆN

I, Văn bản pháp quy

-       3810/QĐ-BKHCN : Quyết định về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của bộ khoa học và công nghệ.

   21/2009/TT-BKHCN : Thông tư về việc ban hành và thực hiện “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử. Ban hành kèm theo QCVN 4: 2009/BKHCN : quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử.

-       21/2016/TT-BKHCN : Thông tư ban hành sửa đổi 1:2016 qcvn 4:2009/bkhcn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thiết bị điện và điện tử. Ban hành kèm theo sửa đổi SỬA ĐỔI 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử.

II, Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện cần biết!






Theo QĐ 3810 ban hành danh mục hàng hóa nhóm 2 của bộ KHCN thì nồi cơm điện được xếp vào nhóm Thiết bị điện dùng để đun chất lỏng dùng trong gia dụng và các mục đích tương tự có điện áp danh định không lớn hơn 250V.


Các loại nồi cơm điện dùng trong gia đình có điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 250V sẽ thuộc phạm vi của QC này, phải đăng kí kiểm tra nhà nước và chứng nhận hợp quy, dán tem CR trước khi lưu thông trên thị trường. Nếu doanh nghiệp nhập các loại nồi cơm công nghiệp công suất điện áp lớn hơn sẽ không thuộc.


Cụ thể:

+ Đối với yêu cầu về an toàn.

“Nồi cơm điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-15:2007 (IEC 60335-2-15: 2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. An toàn. Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.”

Theo điểm 2.5 Khoản 2 QCVN 04:2009/BKHCN


 Nồi cơm điện nhập khẩu đạt chất lượng về an toàn là nồi cơm đạt 32 chỉ tiêu theo quy định tại TCVN 5699-2-15:2007


+ Đối với yêu cầu về quản lý

“Các thiết bị điện và điện tử khi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; phải được chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và chịu sự kiểm tra trên thị trường của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra).”

Theo điểm 3.1. Khoản 3 QCVN 04:2009/BKHCN


Nồi cơm điện nhập về muốn được lưu thông trên thị trường Việt Nam phải tiến hành đăng kí kiểm tra nhà nước và làm chứng nhận hợp quy có nhãn hàng hóa đầy đủ thông tin theo quy định tại NĐ 43, và dán tem CR trên sản phẩm

 

PHẦN 2 : QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NỒI CƠM ĐIỆN


Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu

Hồ sơ bao gồm:

  1. Hợp đồng ( Contract ) : 2 bản
  2. Invoice ( Hóa đơn ) : 2 bản
  3. Danh mục hàng hóa ( Packing list ) : 2 bản
  4. Bill ( Vận đơn ) : 2 bản
  5. Tờ khai : 2 bản
  6. Nhãn chính , nhãn phụ, hình ảnh mô tả : 2 bản
  7. CO, CQ ( nếu có) : 2 bản 

ð      Tất cả hồ sơ đều kí số hoặc đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp và đối với tùy cơ quan kiểm tra nhà nước sẽ có yêu cầu riêng, nhưng đầy đủ nhất là có đủ các chứng từ trên.

Bước 2 : Đăng kí KTNN tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (gọi tắt là TDC)

Bước 3 : Đăng kí CNHQ tại tổ chức chứng nhận được chỉ định ( Vietcert)

Hai bước 2 và 3 doanh nghiệp có thể thực hiện song song, và hiện tại kiểm tra nhà nước đang được đăng kí online trên Cổng thông tin điện tử quốc gia vnsw.gov.vn

       Doanh nghiệp đăng kí chọn cơ quan kiểm tra là TĐC nơi doanh nghiệp mở tờ khai và đơn vị chứng nhận là Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Trong thời hạn 1 ngày TĐC sẽ có phản hồi tiếp nhận hoặc từ chối hồ sơ

  Chú ý đối với doanh nghiệp khai ở Hải Phòng, Đồng Nai thì cần có đủ hình ảnh, nhãn chính, nhãn phụ, có thể không có tờ khai. Đối với doanh nghiệp khai ở HCM thì cần có tờ khai trước

Bước 4. Lấy mẫu kiểm tra

 Sau khi doanh nghiệp đăng kí được tiếp nhận , doanh nghiệp tiến hành thủ tục thông quan hàng hóa và Vietcert sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm tra

Nếu sau khi kiểm tra thử nghiệm đạt trong lần đầu tiên thì Vietcert sẽ cấp giấy chứng nhận để doanh nghiệp thực hiện bước 5

Bước 5 : Nộp kết quả chứng nhận hợp quy cho TĐC

Doanh nghiệp nộp GCN Vietcert lên 1 cửa và tiến hành dán tem CR lên sản phẩm được chứng nhận trước khi bán ra thị trường để hoàn tất thủ tục. Ngoài ra, đối với nồi cơm điện doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu thì phải thử hiệu suất và dán nhãn năng lượng 


Để biết thêm chi tiết thì xin liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn chính xác nhất!

Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert

Hotline: 0905 527 089

#Vietcert

#KhoiO5





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét