Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

CHỨNG NHẬN VIETGAP - VIETCERT

 


CHỨNG NHẬN VIETGAP



VietGAP là gì? 

(Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm..

Căn cứ pháp lý của việc chứng nhận VIETGAP

-       Thông tư số  48/2012/TT-BNNPTNT ngày  26    tháng  9   năm 2012 Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Lĩnh vực trồng trọt

     Quyết định số 2802/QĐ-BKHCN ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Bộ Khoa học và công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017

-       Quy định các yêu cầu thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt dùng làm thực phẩm.

Lĩnh vực chăn nuôi

-       Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN  ngày 10 tháng 11 năm 2015 Ban hành 08 quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho: bò sữa, bò thịt; dê sữa, dê thịt; lợn; gà; ngan-vịt và ong

-       Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22/06/2016 Ban Hành Quy Chế Chứng Nhận Và Quy Trình Thực Hành Chăn Nuôi Tốt Cho Chăn Nuôi Lợn, Gà An Toàn Trong Nông Hộ

Lĩnh vực thủy sản

-       Quyết định số 3824/QĐ-BNNTCTS ngày 06/09/2014 ban hành về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP

Những lợi ích khi sản xuất theo VietGAP:

·       Áp dụng VietGAP là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của nông sản Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán, thói quen, hành vi sản xuất, tạo sản phẩm cho cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần làm cho xã hội giảm bớt được chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội.

·       Thông qua áp dụng ViệtGAP, việc kiểm soát trong các khâu của sản xuất được coi trọng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời với các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi được chứng nhận VietGAP, nông sản được sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, cộng đồng tiêu dùng, cơ quan quản lý… giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định.

·       Sản xuất theo VietGAP tạo nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho công nghiệp chế biến, giúp các doanh nghiệp bảo đảm được chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Đồng thời các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu nguyên liệu; giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.

·      
Sản xuất theo VietGAP giúp người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đây là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Bên cạnh đó, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, góp phần giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có những dấu hiệu của sản phẩm VietGAP, đây là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.

 

Doanh nghiệp muốn có được chứng nhận VIETGAP cần chú ý 4 tiêu chí dưới đây:

  • Tiêu chí về Kỹ thuật sản xuất
  • Tiêu chí về An toàn thực phẩm, biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch
  • Tiêu chí về Môi trường làm việc, ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân
  • Tiêu chí về việc Truy tìm nguồn gốc sản phẩm, tiêu chuẩn này cho phép xác định những vấn đề từ khi sản xuất cho tới khi tới bước tiêu thụ sản phẩm

Phạm vi của tiêu chuẩn VietGAP

Đăng ký chứng nhận VietGAP  đối với trang trại

  • Đang trong thời kỳ thu hoạch
  • Nêu rõ đối tượng trồng trọt, ví dụ: cam, trái dâu, thanh long, rau cải, rau cải chíp,…
  • Diện tích (tính theo Hecta)
  • Số địa điểm trồng (1 vị trí hay nhiều vị trí)
  • Số hộ nông dân tham gia  (đối với loại hình hợp tác xã)

Đăng ký chứng nhận  VietGAP  đối với cơ sở sơ chế

  • Chứng chỉ tập huấn về an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp.
  • Thời điểm sơ chế
  • Số địa điểm áp dụng

Đơn vị nào có chức năng cấp chứng nhận VietGAP?

Vietcert  là Trung tâm chứng nhận được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định cấp chứng nhận VietGAP. Vietcert đã cấp chứng nhận VietGAP cho rất nhiều đơn vị trên khắp cả nước.

Quy trình đánh giá cấp chứng nhận VietGAP của Vietcert:

 Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Bước 2: Thực hiện ký kết hợp đồng và xếp lịch đánh giá chứng nhận

Bước 3: Tiến hành sắp xếp lịch đào tạo nhận thức và đánh giá quá trình áp dụng

Bước 4: Lấy mẫu thử nghiệm

Bước 5: Kiểm tra xem xét kết quả thử nghiệm và quá trình áp dụng

Bước 6 : Cấp chứng nhận VietGAP

Hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP

    • Giấy đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP: Nếu nhà sản xuất đăng ký đánh giá chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên. Doanh nghiệp cần có cả Danh sách thành viên (họ tên, địa điểm, địa chỉ, diện tích, loại sản phẩm)
    • Sơ đồ hoặc bản đồ minh họa phân lô khu vực sản suất. Bản thuyết minh thiết kế,  khai quát vị trí mặt bằng của khu vực sản suất. Cụ thể chỗ sản xuất, xử lý sau thu hoạc, sơ, bảo quản là vi trí nào.
    • Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục 3)
    • Nội dung quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm
    • Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có).
    • Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp

Thời gian chứng nhận VietGAP:

Thời gian tối đa để chứng nhận VietGAP  là 20 ngày kể từ ngày đánh giá và nhận mẫu thử nghiệm

 

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert với các hoạt động giám định, chứng nhậnthử nghiệm, đào tạo luôn luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách.

 

Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.

Xin chân thành cảm ơn!

Best regards,
-------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY 
VIETCERT

Hotline: 0905 527 089
Mail: 
info@vietcert.org  
-----------
Địa chỉ văn phòng:

1.             Hà Nội: Phòng 303, Đơn Nguyên 1, Tòa nhà F4, Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

2.             Lạng Sơn: Số 3, đường Nguyễn Phong Sắc, tái định cư Mai Pha, xã Mai Pha, Tp. Lạng Sơn

3.              Hải Phòng: P.525, Tòa nhà Thành Đạt 3, P. Máy Tơ, Q. Ngô Quyền, T.P Hải Phòng

4.             Đà Nẵng: 28 An Xuân, phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng

5.              Đak Lak: 63 Ama Jhao, phường Tân Lập, tp.Buôn Ma Thuột, Đak Lak

6.             HCM: Số 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

7.              Cần Thơ: Số 22 đường B30, KDC 91B, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét